Với xu thế hội nhập các doanh nghiệp không ngừng cải tiến đổi mới quy trình làm việc để công ty ngày càng phát triển. Khái niệm đồng phục công ty hay nội quy trang phục công ty, quy chế đồng phục công ty đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp chuyên nghiệp. Các bạn hãy tìm hiểu 6 lưu ý khi doanh nghiệp xây dựng mẫu quy định mặc đồng phục công ty qua bài viết bên dưới nhé.
1. Đối tượng áp dụng quy định mặc đồng phục công ty
Tất cả các thành viên trong công ty, doanh nghiệp như quản lý, nhân viên các phòng ban, lễ tân, công nhân, thực tập sinh, … đều thuộc đối tượng áp dụng quy định mặc đồng phục công ty. Tuy nhiên quy định mặc đồng phục công ty có thể khác nhau đối với từng đối tượng cụ thể.

1.1. Đồng phục quản lý
Quản lý hay nhân viên cao cấp giữ vai trò quan trọng, then chốt trong công ty đặc biệt phải thường xuyên gặp gỡ những đối tác quan trọng. Vì thế đồng phục dành cho họ thường được chú trọng hơn cả về chất liệu, kiểu dáng lẫn loại trang phục. Các bạn có thể tham khảo một vài gợi ý quy định đồng phục quản lý dưới đây.
Nam: Áo vest (theo quy định), áo sơ mi và caravat (được cấp phát), quần tây (theo quy định). Trong đó, áo vest bắt buộc phải mặc trong những dịp quan trọng.
Nữ: Áo vest (theo quy định), áo sơ mi (được cấp phát), chân váy/quần tay (theo quy định). Trong đó, áo vest bắt buộc phải mặc trong những dịp quan trọng.
1.2. Đồng phục nhân viên
Trong doanh nghiệp tuỳ từng chức vụ, phòng ban văn hóa trang phục công sở có thể có đồng phục khác nhau. Ví dụ:
Đồng phục công sở nam: Áo sơ mi (có thêm dấu hiệu phân biệt với trang phục quản lý hoặc áo sơ mi khác màu áo quản lý nhưng vẫn có điểm chung), caravat (được cấp phát), quần tây (theo quy định), áo vest (tuỳ tính chất công việc và bản sắc doanh nghiệp)
Đồng phục công sở nữ: Áo sơ mi (theo quy định, khác màu, khác kiểu áo của quản lý hoặc có thêm dấu hiệu phân biệt nhưng vẫn có điểm chung), nơ cổ/caravat (được cấp phát), váy/ quần tây (theo quy định), áo vest (tuỳ tính chất công việc và bản sắc doanh nghiệp)
Nhân viên thử việc/thực tập sinh: Đồng phục mang tính phổ thông nhưng lịch thiệp và dễ mua nhưng vẫn đảm bảo bản sắc của doanh nghiệp.
Nhân viên khối kỹ thuật, sản xuất: Đồng phục đơn giản như kết hợp áo thun với quần Jean, quần tây, chân váy hoặc các loại đồng phục công nhân, đồng phục bảo hộ lao động phù hợp với từng ngành nghề.

Lưu ý:
Ngày thứ 7, quản lý, nhân viên có thể mặc quần áo tự do đảm bảo phù hợp với môi trường làm việc
Để thuận tiện theo dõi và thực hiện nội quy mặc đồng phục doanh nghiệp cần xây dựng bảng đồng phục đối với tất cả các đối tượng.
2. Quy định loại trang phục sử dụng cho đồng phục công sở, công ty
Mỗi công ty đều có các quy định riêng về việc sử dụng đồng phục và các phụ kiện đi kèm. Công ty sẽ thông báo quy định đồng phục công ty tuỳ thuộc vào mục đích công việc khác nhau mà các thành viên trong công ty lựa chọn đồng phục sao cho phù hợp. Tuy nhiên màu sắc, kiểu dáng, chất liệu đều phải theo quy định và không cách điệu hay sửa đổi mẫu mã.
Bên cạnh đó, các phụ kiện đi kèm đồng phục như nơ, khăn, cài áo, thắt lưng, giày, caravat, túi, đồng hồ, … cũng phải theo quy định chung của công ty nhằm đảm bảo tính thống nhất và chuyên nghiệp.
Bài viết liên quan:
Trung tâm cung cấp dịch vụ cung ứng lao động thời vụ, phổ thông chất lượng nhất
Giới thiệu về công ty cung ứng nhân lực Đông Phú Tiên
3. Quy định thời gian thực hiện nội quy trang phục công ty
Ngoài quy định loại trang phục sử dụng cho đồng phục thì doanh nghiệp còn phải quy định những khoảng thời gian thực hiện loại trang phục để các thành viên trong công ty nắm được và thực hiện.
Khi đưa ra một quy định mới trong đó có quy định mặc đồng phục, doanh nghiệp cần nêu rõ thời gian bắt đầu áp dụng để các thành viên trong công ty nắm được và thực hiện đúng. Đặc biệt doanh nghiệp nên có một khoảng thời gian trước ngày áp dụng chính thức để người lao động có sự chuẩn bị tránh trường hợp sử dụng đồng phục cũ.
Bên cạnh đó, trong quy định thời gian thực hiện đồng phục cần phải quy định rõ thời gian áp dụng mặc đồng phục trong một tuần, có thể tất cả các ngày hay chỉ một số ngày nhất định trong tuần. Điều này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp hoặc sự cần thiết hay nhu cầu thực tế.
Ngoài ra trong những ngày đặc biệt, doanh nghiệp bạn có thể có quy định mặc đồng phục riêng đảm bảo sự thống nhất và chuyên nghiệp nhưng không kém phần sang trọng.

4. Quy định chất lượng đồng phục
Khi lựa chọn một mẫu đồng phục thì chất lượng luôn được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Bởi nó là bộ mặt của doanh nghiệp trước những đối tác, khách hàng mang đến vẻ đẹp và sự tự tin cho người sử dụng chúng.
Căn cứ độ bền của đồng phục doanh nghiệp đưa ra quy định cấp phát đồng phục trong năm. Trong bảng tiêu chí đánh giá chất lượng đồng phục doanh nghiệp cần đưa ra cụ thể như sạch sẽ, gọn gàng, không nhăn nhúm, bạc màu, …
5. Hình thức xử lý khi vi phạm nội quy định trang phục công ty
Với mỗi quy định đặt ra luôn luôn kèm theo hình thức xử phạt khi không thực hiện đúng và với quy định đồng phục công ty cũng vậy. Trong quy định đồng phục công ty doanh nghiệp cần có một mục nêu rõ các hình thức xử phạt với các mức độ khác nhau khi các thành viên không thực hiện đúng để đảm bảo duy trì nề nếp tốt nhất.
Việc xử phạt phải được thực hiện nghiêm túc và công bằng giữa các thành viên trong công ty. Việc xử phạt không phân biệt người chức vụ cao hay thấp, lãnh đạo hay nhân viên.
Để nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định mặc đồng phục các chủ doanh nghiệp, các HR phải giúp nhân viên hiểu được những ý nghĩa khi khoác trên mình đồng phục công ty. Như vậy các thành viên trong công ty mới có thể thoải mái trong việc thực hiện mặc đồng phục.
6. Quy định cấp phát đồng phục
Lưu ý cuối cùng trong quy định mặc đồng phục công ty là quy định cấp phát đồng phục. Việc cấp phát đồng phục phải được nêu rõ ràng trong quy định mặc đồng phục. Như vậy các thành viên trong công ty đều nắm được và thực hiện đúng.
Quy định cấp phát đồng phục phải cụ thể theo từng đối tượng cấp phát với những tiêu chuẩn cấp phát cụ thể như thời gian cấp phát hàng năm, số lần cấp phát hàng năm, số lượng một lần cấp phát, …
Qua nội dung bài viết trên các bạn đã nắm được các lưu ý về mẫu quy định mặc đồng phục công ty mà chủ doanh nghiệp hay HR có thể tham khảo. Để nhân viên yêu thích việc mặc đồng phục mà thực hiện đúng các quy định thì điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần lựa chọn những bộ đồng phục với chất lượng tốt.

Tôi là Nguyễn Văn Cốc giám đốc Công ty TNHH Đông Phú Tiên, trước đây tôi đã từng làm rất nhiều công ty khác nhau. Với kinh nghiệm của mình tôi đã sáng lập nên Đông Phú Tiên như bây giờ, nhằm đáp ứng những nhu cầu thiếu hụt, cần thiết của xã hội ngày càng phát triển. Phương châm mà tôi luôn hướng tới đó là “Với Đông Phú Tiên – khách hàng là tài sản vô giá”.